Header AD

Tổng Quan Về Cấu Tạo Và Phân Loại Cổng Trục

Cổng trục là một trong những loại thiết bị nâng hạ có những ưu điểm và đặc tính vượt trội. Nhờ đó mà nó được yêu thích và sử dụng trong các ngành công nghiệp ngày càng nhiều. Bài viết dưới đây của Cầu trục BC sẽ tổng quan về cấu tạo và phân loại cổng trục một cách chi tiết và đầy đủ nhất cho bạn.

Cổng trục dầm đơn (một dầm)

Thiết bị cổng trục dầm đơn được thiết kế với kết cấu đơn giản, trọng lượng nhẹ nên rất phù hợp với đa số các ngành nghề công nghiệp hiện nay của các doanh nghiệp. Nó được thiết kế với một dầm chính hình hộp chữ I theo kiểu đơn chiếu. Palang được lắp đặt treo ở phía bên cánh dưới của dầm chính nhằm mục đích neo giữ, nâng hạ hay di chuyển vật liệu, hàng hóa.

Cổng trục dầm đơn được thiết kế với kết cấu đơn giản và trọng lượng nhẹ
Cổng trục dầm đơn được thiết kế với kết cấu đơn giản và trọng lượng nhẹ

Với thiết kế ưu việt, cổng trục dầm đơn có khả năng bốc xếp, nâng hạ hay di chuyển hàng hóa vô cùng hiệu quả. Do đó, nó được ứng dụng rộng rãi, linh hoạt trong hay ngoài kho bãi của các nhà máy giấy, xưởng sản xuất đá granite, nhà máy bê tông, nhà máy thép, đóng tàu,...

Cổng trục dầm đôi (hai dầm)

Thiết bị cổng trục dầm đôi hay còn được dân chuyên ngành gọi với cái tên thân thuộc hơn là cầu trục hai dầm. Nó được đơn vị sản xuất thiết kế vô cùng chỉn chu và đầy sáng tạo với hai dầm theo kiểu dầm kép được bố trí song song nhau và liên kết chặt chẽ với nhau bằng mối nối bu lông ghép với dầm biên. Bộ phận palang nâng hạ được đặt ngồi theo kiểu blog trên đường ray và được hàn cố định tại phần đỉnh của dầm chính. Với kết cấu chịu lực cao, loại cổng trục này có độ chịu tải hàng hóa ở mức cao hơn loại cổng trục dầm đơn. 

Cổng trục dầm đôi được thiết kế để thuận tiện cho việc bốc dỡ hàng hoá mà không phụ thuộc nhiều vào kết cấu chịu lực của nhà xưởng với độ an toàn tương đối cao. Do đó, nó được ứng dụng phổ biến trong các nhà máy, nhà xưởng có kết cấu cột không chịu lực như: nhà máy giấy, nhà máy sản xuất đá granite, nhà máy luyện thép, đóng tàu, nhà máy tôn,...

Cổng trục dầm đôi không phụ thuộc nhiều vào kết cấu chịu lực của nhà xưởng
Cổng trục dầm đôi không phụ thuộc nhiều vào kết cấu chịu lực của nhà xưởng

Cổng trục chân dê

Thiết bị cổng trục chân dê được thiết kế khác biệt so với những cổng trục khác ở phần chân. Theo đó, cổng trục chân dê được cấu tạo bao gồm 4 chân tạo thành hình chữ nhật và được liên kết cứng với nhau. Toàn bộ hệ thống cổng trục đều có thể chạy trên ray di chuyển được đặt phía dưới mặt đất. Thiết kế sáng tạo này đã giúp cho cổng trục chân dê có thể dễ dàng di chuyển trên bánh xe một cách chắc chắn và dễ dàng. 

Cổng trục chân dê có phần chân khác biệt so với các loại cầu trục khác
Cổng trục chân dê có phần chân khác biệt so với các loại cầu trục khác

Các nhà máy thủy điện thường sẽ ưa dùng sử dụng cổng trục chân dê bởi nó có tác dụng vô cùng to lớn trong việc giúp nâng hạ các cửa van, đập xả nước, các lưới chắn rác hoặc sử dụng các gầu vớt để vớt rác,… Do thiết bị cổng trục chân dê chủ yếu hoạt động trong các nhà máy thủy điện nên không thể tránh khỏi tình trạng han gỉ, ăn mòn của nước biển do chất muối mặn gây ra. 

Ngoài ra, hóa chất cũng là yếu tố làm hao mòn tuổi thọ họa động bền bỉ, dài lâu của cổng trục chân dê. Vì thế, các đơn vị sản xuất thường tiến hành thao tác mạ kẽm cho kết cấu thép và kết hợp phun sơn chuyên dụng để cổng trục chân dê được bảo vệ tốt nhất, dài lâu nhất có thể. 

Cổng trục đẩy tay

Thiết bị cổng trục đẩy tay có thể được đẩy thẳng hay quay nhẹ nhàng nhờ được thiết kế bánh xe di chuyển kết hợp với hệ thống phanh bằng chân. Cấu tạo đặc biệt này của cổng trục đẩy tay góp phần vô cùng lớn trong việc giúp hàng hóa tránh bị trượt khi cầu trục vận hành nâng hạ. Nó hoạt động chủ yếu dựa vào sức người thay vì dùng động cơ điện dẫn động như một số loại cổng trục công nghiệp khác hiện nay. Cổng trục loại này chủ yếu được sử dụng nhiều để nâng hạ hay di chuyển hàng hóa có mức trọng lượng nhỏ, không quá cồng kềnh. 

Cổng trục đẩy tay được sử dụng để nâng hạ, di chuyển hàng hóa trọng lượng nhỏ
Cổng trục đẩy tay được sử dụng để nâng hạ, di chuyển hàng hóa trọng lượng nhỏ

Cổng trục đẩy tay rất phù hợp với các vị trí có diện tích, không gian hẹp, khi không có cầu trục hay nhà kho thuê,... Cổng trục đẩy tay là một trong những thiết bị nâng hạ thường được sử dụng trong các nhà xưởng, siêu thị, nhà hàng, xưởng sản xuất cơ khí,… là những địa điểm thích hợp để lắp đặt cổng trục đẩy tay.

Xem thêm: Báo giá cổng trục cho nhà xưởng, thi công lắp đặt trọn gói 2023

Tổng quan về cấu tạo và phân loại cổng trục là tất tần tật những thông tin mà Cầu trục BC muốn chia sẻ với các bạn trong bài viết trên. Hy vọng những thông tin tổng quát trên sẽ phần nào giúp ích được cho sự lựa chọn cổng trục của bạn.

Nếu bạn đang có nhu cầu lắp đặt cổng trục thì hãy tham khảo ngay SHM - Đơn vị sản xuất và lắp đặt cầu trục số 1 Việt Nam

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP SHM

Địa chỉ: Số 65 Lô 5 Đền Lừ 2, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội

Điện thoại: 0983.648.885 - 0982.330.336

Website: https://shmcranes.vn

Nhà máy 1: Cụm công nghiệp Kim Bình, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

Nhà máy 2: 79 đường Chu Mạnh Trinh, Xã Phước Tân, TP. Biên Hoà, Đồng Nai.

Facebook: https://www.facebook.com/shmcranes

Twitter: https://twitter.com/shmcrane

Youtube: https://www.youtube.com/@shmcranes

Đăng nhận xét

Post a Comment (0)

Mới hơn Cũ hơn

ads

Post ADS 1

ads

Post ADS 1